http://anhsangtrithuc.blogspot.com/p/blog-page.html

CÁI GIÁ ĐỂ LÀ MỘT NGƯỜI TỈNH TRÍ, TRONG CÁI XÃ HỘI NÀY, LÀ CẢM GIÁC LẠC LOÀI DÙ ÍT HAY NHIỀU

Terence McKenna/Ánh Sáng Tri Thức

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Tại sao tình dục lại nguy hiểm?


Tại sao tình dục lại nguy hiểm?

Tình dục là hành vi cổ xưa nhất của loài người và không bao giờ lạc hậu, là một trong những loại bản năng quan trọng bậc nhất sau hít thở, ăn uống, tiêu hóa… Với các loài động vật khác, tình dục là để duy trì nòi giống. Với con người, không chỉ duy trì nòi giống, Tình dục còn có giá trị vui thú, thậm chí ở một số trường hợp, tình dục có thể đạt đến sự thiêng liêng. Nhưng tại sao những bản năng khác không gây nên nhiều ám ảnh như tình dục? Tại sao con người vừa thích thú với Tình dục lại vừa sợ hãi khi đối mặt với nó? Đây là một quá trình rắc rối của những quan niệm bị cấy vào tâm trí con người trong nhiều nghìn năm lịch sử mà một bài viết ngắn ngủi không thể chuyển tải hết.

Một số khái niệm liên quan đến Tình dục cần định nghĩa lại.
Trước hết, tôi xin phép được đưa ra cách định nghĩa của riêng mình cho những khái niệm sẽ sử dụng trong bài. Tại sao cần điều này, sở dĩ bởi những khái niệm liên quan đến vấn đề tình dục thường có nhiều cách định nghĩa khác nhau và rất dễ gây ra hiểu lầm.
“Dục” theo quan niệm của Phật giáo là sự ham muốn, ham muốn này khiến vạn vật ở thế gian đều sinh sôi nảy nở.
“Năng lượng dục” là sức mạnh của sự sinh sôi nảy nở có trong vạn vật
“Tình dục” là những ham muốn về sự hòa hợp và nảy sinh sự sống mới. Điều này khác hoàn toàn với “giao phối”. Tại sao ở các loài động vật chúng ta không dùng khái niệm “tình dục” mà lại chỉ dùng khái niệm “giao phối”? Vì “tình dục”, bên cạnh những hoạt động phối ngẫu, còn là sự giao hòa tinh thần giữa hai bạn tình. Bởi thế, trong Kama Sutra của người Ấn Độ cổ xưa, bên cạnh những tư thế làm tình, triết gia Vatsyayana còn đưa ra những đạo đức xoay quanh chuyện giường chiếu, và quan trọng hơn thế, nói về sự gắn kết của linh hồn. Trong triết học Hy Lạp Cổ đại, Plato cũng quan niệm rằng con người cổ xưa vốn ở dạng lưỡng tính gồm Nam-Nữ, hoặc một dạng đặc biệt khác là Nam-Nam. Nhưng con người lưỡng tính, hay nói cách khác, con người hoàn hảo này bị chia cắt và lưu lạc ở hạ giới, cố gắng đi tìm nửa kia của mình để thực hiện sự kết hợp và quay trở về trạng thái hoàn hảo. Điều này cũng khá tương đồng trong pháp tu Mật Tông của Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng: thông qua sự giao hoan giữa nam và nữ, những người thực hành pháp tu này có thể đạt tới Thượng Đế, hay nói cách khác, đạt tới toàn thể.
Vậy “tình dục” khác “tình yêu” như thế nào? Đa số con người nhầm lẫn giữa hai điều này. “Tình yêu” chỉ được coi đơn thuần là mối quan hệ thiêng liêng gắn kết nam và nữ và “tình dục” chỉ đơn thuần là hành vi giao phối. Đây là cách hiểu làm hạ cấp, đầu độc tâm trí con người trong nhiều thế hệ bởi những kẻ thực dụng và đạo đức giả.  ”Tình yêu” không phải một mối quan hệ, lại càng không phải hành vi. “Tình yêu” là một trạng thái tinh thần khi linh hồn này gắn kết với linh hồn khác hoặc một đối tượng tinh thần nào đó. “Tình yêu” không nhất thiết chỉ có giữa nam và nữ, có thể là tình yêu mẹ con, tình yêu chị em, thậm chí tình yêu với nghệ thuật, với lý tưởng, tình yêu với Thượng Đế… Tình yêu có thể tồn tại giữa nam và nữ và được thể hiện qua các hành vi Tình dục. Điều này có nghĩa, tất cả những hành vi giao phối, cho dù đạt đến kỹ năng thế nào, cho dù thực hiện đầy đủ một lễ nghi như tôn giáo để thể hiện mọi sự màu mè của nó, cho dù được tô điểm bằng những lời lẽ thần thánh… mà không có bất kỳ sự gắn kết nào về mặt tinh thần, thì cũng không khác lắm các loài động vật khác.
Tại sao tình dục lại nguy hiểm?

Sự đặc biệt trong Tình dục của loài người
Nếu nhìn vào thế giới sinh vật, chúng ta có thể thấy loài người có một khả năng dục thật không tưởng. Các loài thực vật, động vật chỉ giao phối trong mùa sinh sản, nhưng con người có thể giao phối với nhau mọi lúc, mọi nơi. Nếu ở các loài sinh vật khác, giao phối chỉ với mục đích truyền lại nòi giống của mình thì Tình dục ở loài người lại mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Có thể vì khả năng giao phối bất thường của loài người mà chúng ta bắt đầu nảy sinh những nhu cầu cao hơn việc tiếp xúc về mặt thể xác.  Tại sao con người có những khả năng này thì đến giờ vẫn là một ẩn số với tất cả các nhà khoa học. Mọi lý giải về nguồn gốc loài người và bản chất loài người trong khoa học, triết học, tôn giáo dường như đều né tránh chủ đề kỳ quặc này, cứ thể như nó động vào một cái gì đó sâu kín của họ.

Con người có một năng lượng dục rất to lớn, to lớn đến mức mà các quy luật tự nhiên cũng không thể kiểm soát được. Tự nhiên có thể lập trình được mùa sinh sản ở tất các loài, trừ loài người. Năng lượng dục kích thích sự sinh sôi của con người, nhưng cũng kích thích cả sự hủy diệt các cá nhân khác, các loài khác để bảo vệ quyền sinh tồn của mình. Có một sự thực bất cứ ai có khả năng chiêm nghiệm đều thấy: khi sự sống được tự do phát triển thì song song với quá trình đó là quá trình ăn lan của cái chết. Trên một thực thể, số lượng các tế bào mới sinh ra và các tế bào bị tiêu hủy là ngang bằng nhau, khi một cái xác thối rữa thì cây cỏ lại mọc xanh tươi hơn. Vạn vật đều bị chi phối bởi những dòng năng lượng dục: cứ sinh ra, chết đi rồi lại tái sinh ở một vòng khác…  Nếu các động vật, thực vật có vẻ như chấp nhận sự chi phối này thì con người không thể chịu đựng được, và chỉ có con người mới mong mỏi tìm đến sự vĩnh hằng. Hãy thử ngẫm lại câu chuyện trong Sáng Thế Ký. Trên Thiên Đường mà Thượng Đế tạo ra, sự vĩnh hằng tồn tại, Adam và Eva ở đó trần truồng mà không có bất cứ sự ham muốn  dục nào. Thời gian dường như không tồn tại trên Thiên Đường cho đến khi Lucifer hóa thân thành con rắn và xúi bẩy Adam- Eva ăn quả táo trí tuệ, quả táo nhận thức về dục. Thiên Đường sụp đổ và con người bắt đầu sinh sôi nảy nở, già nua và chết đi, tuổi thọ càng ngày càng giảm. Người Thiên Chúa giáo coi rằng đây là tội lỗi tổ tông (“original sin”) và chỉ những người dẹp bỏ được những ham muốn tình dục thì mới có thể quay trở lại Thiên Đàng. Tại sao việc quay lại Thiên Đàng lại quan trọng đến thế với con người? Thật buồn cười là chính sự sợ hãi trước cái chết đã khiến cho con người sợ hãi tình dục và sợ hãi luôn cả sự sống trong nhiều thế kỷ mà các tôn giáo ức chế dục.  Nhưng vấn đề kiểm soát dục này ta sẽ trở lại ở phần sau. Ở đây, tôi muốn nói rằng năng lượng của dục là năng lượng của sự sống. Trong chiêm tinh học phương Tây, có hẳn một vị trí quản trị về Năng lượng Dục – Sinh- Tử – Tái Sinh. Chúng ta cũng thấy điều này trong hình tượng Thần Rượu Nho Dionysus của Hi Lạp. Trong các nghi lễ tôn giáo cổ đại Hy Lạp thờ Thần Rượu Nho, các tín đồ còn thực hiện các hành vi phối ngẫu. Thần Rượu Nho là vị thần bảo hộ sự sinh sôi nảy nở và cả sự tái sinh. Cho đến sau này, giáo đoàn Wicca của các phù thủy cũng tiếp thu những nghi lễ này từ giáo phái thờ Dionysus từ thời Hy Lạp cổ đại.

Bất cứ ai đã từng trải qua Tình dục, chứ không phải chỉ là sự giao phối, sẽ thấy rằng Tình dục thật sự cho chúng ta cái thoáng nhìn về Thiên Đường. Nếu ham muốn dục của Adam và Eva khiến chúng ta mất Thiên Đường thì hóa ra chính Tình dục làm thức dậy trong chúng ta những ký ức về Thiên Đường. Thiên Đường không phải là đời sống sung túc ở một cõi nào đó hiện ra trong trí tưởng tượng lúc làm tình, Thiên Đường là một lối nói ẩn dụ cho sự cực đỉnh sung sướng, sự hạnh phúc vô bờ bến. Bạn có biết mỗi ngày chúng ta có từ 50.000 đến 70.000 suy nghĩ một ngày, những suy nghĩ này không đi theo một hướng, nó là mớ hỗn tạp những cài cắm của bố mẹ, nhà trường, tôn giáo, xã hội… và chúng xung đột với nhau chỉ để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để sinh tồn tốt nhất ở thế giới này.  Những xung đột trong tâm trí ấy khiến chúng ta bất hạnh, xung đột thậm chí còn không chấm dứt trong thời gian giao phối. Nhưng với Tình dục thì khác, sự xung đột này chấm dứt. Trong một thoáng rất ngắn đạt đến cực đỉnh của khoái lạc, tâm trí của chúng ta ngừng hoạt động, cảm giác về thời gian cũng biến mất, trong giây phút chúng ta chạm tới sự vĩnh hằng. Trong Kama Sutra, Vātsyāyana từng nói: “Tình yêu không quan tâm đến thời gian và sự kiểm soát”. Tình dục với sự nở hoa của Tình yêu thì con người không bận tâm về thời gian, tức là thoát khỏi ám ảnh về cái chết, thoát khỏi ám ảnh của cái chết, con người không cần phải quan tâm tới sự kiểm soát và những xung đột trong tâm trí nữa. Điều đáng tiếc là con người không kéo dài giây phút này mãi được và rồi bên cạnh sự ham muốn bất tử, con người nảy sinh thêm một ham muốn nữa: ham muốn kéo dài mãi sự khoái lạc, vì vậy, bắt đầu nảy sinh ra mọi loại kỹ thuật để kéo dài thời gian giao phối.

Cách thức con người ức chế ham muốn dục và Tình dục
Đứng trước sức mạnh không thể kiểm soát được của ham  muốn dục và năng lượng dục mạnh mẽ của loài người, trong lịch sử, nhiều hệ thống đã tìm mọi cách để kiểm soát nó nhưng đều thất bại. Cách kiểm soát dễ dàng và được “ưa chuộng” nhất của các hệ thống là ức chế và đè nén dục, mà biểu hiện rõ nhất trong các hệ thống tôn giáo như Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Kinh điển của cả hai tôn giáo này đều cho rằng dục là một cái gì đó cần phải triệt tiêu. (Điều này không đồng nghĩa với việc nhất thiết Đức Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus khuyên bảo con người phải làm thế, vì trải qua nhiều nghìn năm và bị các nhà cầm quyền sửa chữa, tôi thật sự không còn tin vào độ chính xác của các văn bản còn lại đến ngày nay; hoặc rằng các đệ tử đã hiểu lầm lời dạy thoát khỏi sự chi phối của dục thành một sự ức chế dục.)  Và thế là các tu sĩ, con chiên, đệ tử mất quá nhiều thời gian để tìm cách vùng vẫy thoát khỏi những ám ảnh và ham muốn dục hơn là nghĩ tới Thượng Đế và Phật tính của mình.

Khi các tôn giáo này bắt đầu hình thành hệ thống và có một sự “bắt tay” nào đó với chính quyền, các giáo lý trở thành hệ thống kiểm soát người dân. Các nhà cầm quyền cần niềm tin mù quáng vào tôn giáo để giữ trật tự trong nhà nước của mình, và một tôn giáo ức chế dục thì càng tốt. Nhờ thế, các giáo lý sai lầm về dục của Thiên Chúa giáo đã được lan truyền khắp Châu Âu trong đêm trường trung cổ, tiêu diệt mọi người đàn bà đẹp có sức mê hoặc vì nghi ngờ là phù thủy, thiêu đốt và tàn phá tàn tích của nền văn minh Hy Lạp cổ đại và thay thế vào đó bằng chủ nghĩa khắc kỷ. Trước thời Trung Cổ, châu Âu là vùng đất của dân Barbarian (mọi rợ), vẫn còn sống trong mô hình bộ lạc thị tộc, chiến tranh giải quyết vấn đề chiếm lĩnh đàn bà để duy trì nòi giống. Các giáo lý ức chế dục của nhà nước Công giáo La Mã đã “khai sáng” cho đám người mọi rợ này, thiết lập họ trong các tiêu chuẩn về đạo đức, giảm thiểu giết chóc và rất tiện cho quản lý dân cư. Không thể phủ nhận những lợi ích này, nhưng cũng không thể không kể đến hậu quả của sự trói buộc dục, đó là nó tạo nên rất nhiều ám ảnh về dục trong tâm trí con người. Ở trong thời kỳ thống trị của Thiên Chúa giáo, con người sợ hãi phù thủy, sợ hãi quỷ nhưng lại sợ bị phù thủy mê hoặc hay nằm mơ thấy việc giao phối với quỷ. Trong số các con quỷ nổi tiếng thời Trung Cổ phải kể đến quỷ Satan và nữ quỷ Lilith. Mọi giấc mơ về dục đều đổ lỗi cho việc Satan và Lilith hiếp dâm con người. Thực tế, đó là luồng năng lượng dục vô cùng lớn bị đè nén trỗi dậy và tâm trí con người tự bao biện cho mình bằng ngay chính những giáo lý họ được học.
Tại sao tình dục lại nguy hiểm?
Thêm chú thích
Phật giáo có phần nhẹ nhàng hơn Thiên Chúa giáo trong việc ức chế dục vì Phật giáo ít can thiệp vào quyền lực hơn, nhưng Phật giáo lập luận rằng chấm dứt dục là chấm dứt vòng luân hồi và đạt tới Niết Bàn. Nhiều thế hệ sư sãi bị mắc kẹt trong luận điệu này và dành nhiều kiếp để chiến đấu với dục. Nhưng một sự thật không thể chối bỏ là chừng nào con người còn ở trong thế giới vật chất, con người còn ở trong dục. Cái gì ám ảnh với các thày tu tới mức sợ hãi sự sống đến thế mà không thể vui thú trong luân hồi? Các tín đồ của họ đã bị họ làm hủy hoại đời sống tinh thần vì luận điệu này, các tín đồ mất dần sự nhạy cảm với cái đẹp và chỉ chăm chăm cầu giải thoát, quay lưng với sự sống. Đây là luận điệu lừa mị, bởi vì, nếu con người không cầu giải thoát nữa thì đâu còn vai trò của các thày tu đạo mạo, hệ thống nhà chùa sụp đổ vì không còn sự cúng dường. Nếu đọc trong kinh Kim Cương Bát Nhã, ta có thể thấy rằng Đức Thích Ca mong muốn con người vượt lên trên tính hai mặt của cuộc sống, của xấu và tốt, của sống và chết và đạt đến chữ “Vô”; điều này không có nghĩa rằng cắt đứt sự sống, mà là dù ở thái cực nào của thế giới vật chất, của cõi Ta Bà, một người đắc đạo cũng không bị đẩy xa khỏi cái “Vô” đó.

Các nhà nước thời phong kiến dù ở phương Đông hay phương Tây đều tạo ra những ức chế dục theo cách khác nhau. Các nhà nước phương Tây thì tận dụng giáo lý Công giáo La Mã, các nước phương Đông như Trung Quốc, Triều Tiên luôn tìm cách gò bó dục trong khuôn khổ của luân lý và vấn đề duy trì nòi giống. Các nhà nước không chỉ ức chế dục mà còn ức chế Tình dục, tức là cắt bỏ đi phần hòa hợp về mặt tinh thần. Dục chỉ được chấp nhận trong các mối quan hệ hôn nhân hoặc một vợ một chồng, hoặc đa thê. Hôn nhân một vợ một chồng của người phương Tây mặc dù đến nay vẫn được coi là mẫu mực nhưng đi kèm với nó là những scandal ngoại tình và sự lên ngôi của nhà chứa. Chế độ đa thê ở phương Đông được tạo dựng để duy trì nòi giống của đàn ông. Không rõ chế độ đa thê xuất hiện ở phương Đông từ bao giờ, nhưng có một thực tế có thể thấy rằng đây là cách phát tán gene của người đàn ông. Chế độ đa phu không hề giúp người phụ nữ phát tán gene hiệu quả bởi vì dù có lấy nhiều chồng thì người phụ nữ vẫn phải mang thai 9 tháng 10 ngày và 2 năm cho con bú, họ không thể giao phối trong quãng thời gian này. Trong khi ấy, người đàn ông vẫn có thể gieo rắc tinh trùng của mình ở nhiều đối tượng khác nhau trong một quãng thời gian ngắn. Chiến lược phát triển dân số này của người phương Đông khiến cho phương Đông thời phong kiến không quá ức chế dục như người hiện đại vẫn tưởng mà chỉ ức chế ham muốn Tình dục ở phụ nữ. Người phụ nữ vốn dĩ có năng lượng dục mạnh hơn đàn ông, nên đàn ông khó có thể kiểm soát được việc trong khi họ đi gieo rắc gene ở chỗ khác thì người phụ nữ của họ cũng đi tìm đối tượng khác để thỏa mãn sự khoái lạc. Ở Ả Rập, người phụ nữ bị cắt “mào gà”, cơ quan kích thích khoái lạc của phụ nữ. Ở phương Đông, người phụ nữ có chồng bị ngăn cấm giao tiếp với bên ngoài và xử tội “cho trôi sông” nếu bị phát hiện ngoại tình hay chửa hoang.
Nhiều thế kỷ bị đèn nén dục bằng cách này hoặc cách khác đã đẩy con người từ bản năng dục tự nhiên sang sự đạo đức giả và tâm trí con người hoàn toàn bị “đầu độc”. Trong đầu họ bị lấp đầy bởi dục, cho dù là căm ghét, khinh bỉ hay thèm muốn, khao khát. Osho gọi hiện tượng này là “dâm dục”. Đã từng có thời người ta né tránh nói về dục, né tránh đối mặt với nó. Thậm chí hiện nay, khi những lý thuyết về khai phóng đã giải thoát con người khỏi sự ràng buộc của tôn giáo và nhà nước phong kiến thì chúng ta vẫn chưa thể nói về dục một cách bình thường. Dục trở thành đề tài để cười đùa. Tại sao chuyện ăn uống không trở thành đối tượng cười đùa mà lại là dục? Bởi vì trong sâu kín trong chúng ta vẫn bị ý thức về việc phải che giấu dục, che giấu ham muốn và việc cười đùa là một biện pháp tâm lý tạo cho chúng ta ảo tưởng rằng chúng ta quá hiểu biết về dục như thể một bậc thày- một chuyên gia,  và tự bản thân chúng ta đã kiểm soát được nó. Thực tế là chúng ta vẫn bị dục chi phối. Chúng ta không cười đùa về tay chân, nhưng lại cười đùa khi nói đến dương vật và âm hộ. Điều đấy chứng tỏ rằng chúng ta vẫn chưa hoàn toàn tự nhiên với dục.

Cách thức các nhà nước hiện đại kích thích dục
Nếu nhà nước phong kiến ức chế dục thì ở các nhà nước hiện đại, dục được kích thích một cách vô tội vạ. Có phải đây đơn thuần chỉ là thái cực đối nghịch, là sự giải tỏa những ức chế dục? Cũng một phần, nhưng nguy hiểm hơn thế, nhà cầm quyền, truyền thông, các tập đoàn còn cố tình lợi dụng thực trạng để kích thích hơn nhằm kiếm lợi và làm mê muội tâm trí người dân.

Các nhà nước hiện đại đều được xây dựng trên nền tảng của các tập đoàn. Các tập đoàn chi phối các Đảng phái trong nhà nước, tác động đến chính quyền để chính quyền đưa ra các chính sách có lợi cho mình, sử dụng truyền thông để cài cắm các quan niệm sai lầm nhưng có lợi cho việc kích cầu, sử dụng hệ thống giáo dục để đào tạo ra những nhân công lao động xuất sắc thích hợp với hệ thống đó. Trong các nhà nước hiện đại của Âu – Mỹ, các cuộc tranh giành quyền lực không phải chỉ đơn thuần là của các Đảng phái mà còn là tranh giành thị trường. Truyền thông và giáo dục là những công cụ hữu hiệu cho các nhà nước hiện đại để duy trì quyền lực này. Tình dục cũng trở thành một cách hiệu quả nhất dùng để kích cầu trên các phương tiện thông tin.

Qúa dễ để thấy những hãng sản phẩm sử dụng yếu tố dục để lôi kéo sự thu hút của người dùng trên đủ các loại phương tiện truyền thông như báo giấy, truyền hình. Họ đã biết đánh vào sự ám ảnh không ngừng của con người và lôi kéo tâm trí. Hình ảnh khỏa thân của nam hoặc nữ trở thành một dạng” linh vật”, một “biểu tượng” để thôi miên. Nhưng những điều đó vẫn không nguy hiểm bằng ảnh hưởng của giáo dục. Việc đưa tình dục vào dạy ở nhà trường là điều cần thiết (với điều kiện những kiến thức đưa vào là khách quan); nhưng cái gây nguy hại cho dục lại đến từ một học thuyết nghe có vẻ không mấy liên quan: học thuyết tiến hóa của Darwin.

Học thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng con người là dạng tiến hóa bậc cao của động vật có vú. Không bàn về tính đúng đắn của học thuyết này, vì cho đến giờ các chứng cứ khoa học còn chưa chứng minh được chắc chắn các lập luận về sự tiến hóa.  Tuy nhiên, có thể thấy cách hiểu này đã cấy vào tâm trí của con người một niềm tin hết  sức bệnh  hoạn: rằng con người cũng có phẩm chất động vật, và con người cũng giống như nhiều loài khác, cần phải sinh tồn và duy trì nòi giống. Tình dục, với góc nhìn của những người tin tưởng vào Darwin, tình dục chỉ là hành vi giao cấu giữa con đực và con cái, các giá trị tinh thần bị dẹp bỏ khỏi đời sống tình dục. Chỉ có ở thời của chủ nghĩa tư bản với luận điệu về tự do tình dục, các mối quan hệ hoàn toàn thú tính về tình dục mới được thừa nhận. Người ta có thể quan hệ dục thuần túy với bất cứ ai để thỏa mãn ham muốn mà  không cần bất cứ một sự gắn kết tinh thần nào. Điều này thậm chí còn không bằng cầm thú vì các loài thú có mục đích gieo rắc nòi giống của nó. Bao cao su, thuốc tránh thai… ra đời để phục vụ nhu cầu tình dục vô tội vạ của con người hiện đại. Thuốc kích dục và sex toy từ thời xa xưa đã có để kéo dài các cuộc làm tình, nhưng chỉ được lưu truyền trong bí mật, thì ở thế giới hiện đại, chúng trở thành mặt hàng mang lại lợi nhuận lớn.

Con người đương nhiên có phần thú tính ở bên trong, nhưng không phải tất cả. Kích thích dục là kích thích phần thú tính ấy lấn át những đặc tính khác của con người. Con người sẽ trở nên ham muốn nhiều hơn, khả năng chinh phục bạn tình trở thành tiêu chuẩn cho sự thành công, và muốn chinh phục hiệu quả thì con người phải sở hữu nhiều vật đắt tiền hơn, tức là mua nhiều hàng hóa hơn. Học thuyết Darwin, một cách sâu xa, đã bị lợi dụng để phục vụ cho nhà nước tư bản. Bởi vậy, cho đến nay, bất cứ nhà khoa học nào đưa ra bằng chứng phản đối học thuyết này thì đều bị buộc rời khỏi vị trí giảng viên đại học hoặc rời khỏi ghế của viện Hàn lâm.

Ở một số quốc gia hiện nay như Bắc Âu và Nhật Bản, dân số đang bị giảm nghiêm trọng. Nhật Bản sử dụng truyền thông để kích thích việc sinh đẻ, nhằm tăng dân số. Đây là một chiến lược sai lầm. Có vẻ như người đưa ra chủ trương này không hiểu gì về tình dục. Tình dục và sinh đẻ trên thực tế không cần lúc nào cũng phải liên quan đến nhau. Sau nhiều thế kỷ bị đối xử như một nô lệ tình dục phục vụ duy nhất một ông chủ vừa khô khan và hiếu chiến, tự do tình dục đã chỉ ra cho người phụ nữ thấy rằng việc có con chỉ làm cản trở khoái cảm trong tình dục vì năng lượng của cô ta bị chia theo nhiều hướng khác nhau. Vì thế, người phụ nữ có thể thoải mái tận hưởng cảm giác khoái lạc trong tình dục, và ngăn ngừa khả năng sinh con bằng các biện pháp tránh thai. Có thể tình trạng này đều diễn ra ở các dân tộc bị rơi vào tình trạng dân số già.
Rõ ràng, ngay cả khi trải qua mấy cuộc Cách mạng tình dục trên thế giới, con người vẫn chưa thoát khỏi nối ám ảnh với dục, và tình dục vẫn bị coi là một điều gì đó bí hiểm, và nguy hiểm, nguy hiểm vì sự mê hoặc đến khó lường của nó.

Tự do tình dục liệu có phải giải pháp?
Có nên để con người tự do Tình dục? Câu hỏi này gây rất nhiều tranh luận. Tôi trả lời rằng: Có, chúng ta có thể để tự do tình dục. Nhưng nhớ rằng Tự do Tình dục chứ không phải Tự do dâm dục, Tự do giao phối bừa bãi. Nếu một mối quan hệ đạt đến sự giao hòa cả thể xác lẫn tâm hồn thì không có gì phải ngăn cấm. Nhưng tự do giao phối sẽ đưa chúng tay quay trở về thời Barbarian của phương Tây, quay trở về với sự thú tính, khi các con đực chém giết nhau để tranh nhau quyền giao phối. Nhưng tự do Tình dục không phải giải pháp duy nhất tối ưu. Tự do Tình dục về lâu dài sẽ nhanh chóng biến thành Tự do giao phối, vì bằng con đường Tình dục, con người không duy trì được trạng thái Thượng Đế mãi mãi, và càng tìm kiếm, con người lại càng không thể tìm được.

Hãy nhớ lại khái niệm của năng lượng dục, đó chỉ đơn thuần là năng lượng của sự sống, năng lượng này còn cho con người một khả năng đặc biệt: khả năng sáng tạo. Đừng nghĩ sáng tạo chỉ đơn thuần là hành vi của nghệ sĩ và các nhà phát kiến. Sáng tạo là khi con người dồn năng lượng cho một việc nào đó mang tính chất đột phá cho bản thân mình và xã hội. Không có nghĩa rằng theo con đường sáng tạo thì các ám ảnh dục được giải quyết hoàn toàn, nhưng chắc chắn tâm trí con người sẽ giảm các suy nghĩ ham muốn dục đi rõ rệt. Pháp tu Kundalini của  các thày tu vùng Hymalaya – Tây Tạng đã phân tích rất rõ cách luân chuyển của năng lượng dục. Từ “Kundalini” có nghĩa là “con rắn” – một cách ví von rằng dòng năng lượng luân chuyển như rắn. Đa số con người, con rắn này cuộn tròn ở luân xa 1 – luân xa dục. Khi ham muốn dục xuất hiện, dòng năng lượng này xoay tròn ở luân xa 1. Các thày tu Kundalini phải thực hành sao cho con rắn này thoát khỏi cuộn tròn và vươn mình lên trên, kích hoạt các luân xa khác, đặc biệt là đẩy tung luân xa 7 – luân xa kết nối với Thượng Đế. Điều này khá tương xứng với Tình dục, trong quan hệ Tình dục không chỉ có luân xa 1  mà cả luân xa 4- luân xa tình yêu cũng hoạt động, rất thuận tiện cho dòng chảy năng lượng vươn lên cao nhanh hơn và sớm đạt tới trạng thái Thượng Đế. Ở đời sống sáng tạo, con người vươn tới những điều mới mẻ hơn, ý nghĩa hơn, nhất là khi con người dồn sức để kiến tạo các công trình lớn lao, sáng tác các tác phẩm vĩ đại, dòng năng lượng này được kích theo chiều hướng đi lên liên tục và không còn bị xoay tròn trong luân xa 1 nữa. Đương nhiên, cách này không dành cho số đông, nhưng là cách ít gây những hậu quả khó lường nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất.

Kết luận

Thực ra Tình dục không thú vị cũng không nguy hiểm, nó không linh thiêng cũng chẳng tội lỗi. Tình dục liên tục bị đẩy từ thái cực này sang thái cực khác chỉ bởi chính những quan niệm bị cài đặt trong tâm trí con người. Nhiều nhà Cách mạng tình dục hay những người hô hào tự do Tình dục cho rằng giải phóng cho cơ quan sinh dục có thể đưa con người đến tự do tư tưởng, nhưng thực ra chỉ những người tự do tư tưởng mới có đời sống Tình dục đúng nghĩa. Cảm giác khoái lạc, trạng thái Thiên Đường, hóa ra lại không phải do cơ quan sinh dục quyết định, mà lại do chính não bộ quyết định, hoặc thậm chí những phần sâu hơn thế, tinh thần của con người quyết định.
Hà Thủy Nguyên
*Có một điều nữa cần cảnh báo với những độc giả của bài viết này: Nếu những bức hình tôi sử dụng trong bài báo khiến các bạn thấy bài này hấp dẫn hơn, các bạn có thể tưởng tượng ra những gì truyền thông đang làm với tâm trí của bạn.

Theo : bookhunter

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Thiên đường và địa ngục

Một người sùng đạo nói chuyện với Chúa “ Thưa Chúa, con rất muốn biết Thiên đường và Địa ngục là như thế nào”. Chúa dẫn anh ta vào hai cái cửa…

THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤCChúa mở cái cửa đầu tiên, người đàn ông nhìn vào.
Ở giữa phòng có một cái bàn tròn lớn. Ở giữa bàn có một nồi nước hầm bốc khói nghi ngút trông thật ngon và hấp dẫn.
Nhưng mọi người ngồi xung quanh bàn thì lại gầy guộc, xanh xao, cứ như là bị bỏ đói từ lâu vậy.
Mỗi người ai cũng đang cầm chiếc thìa có cán dài được buộc vào cánh tay. Họ có thể với chiếc thìa dài tới nồi nước hầm để múc, nhưng vì nó dài quá, và bị buộc vào tay, nên họ không thể cho vào miệng được.

Người đàn ông rùng mình trước cảnh tượng khổ sở như vậy. Chúa nói: “Đấy, con vừa nhìn thấy Địa ngục”.
Tiếp tục họ bước sang phòng thứ hai và mở cửa. Mọi thứ xung quanh đều giống phòng đầu tiên. Nhưng mọi người ở đây trông thật to khỏe, no nê, mãn nguyện, cười nói rôm rả.
Chúa nói “Đây chính là Thiên Đường”
Người đàn ông thắc mắc: “Con không hiểu, thưa Chúa”.
“Đơn giản thôi” – Chúa đáp – “Ở nơi này, mọi người biết cách đút cho nhau ăn”.
Khi cho đi có nghĩa là chúng ta được nhận lại, hãy biết yêu thương và quan tâm lẫn nhau, cho dù sống trong hoàn cảnh thế nào chúng ta vẫn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

NGUỒN: SƯU TẦM


Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Những bằng chứng về người ngoài hành tinh cổ đại " PHẦN 2 "

 ( ÁNH SÁNG TRI THỨC )

Tiếp tục với PHẦN 1 ANCIENT ALIENS SERIES [NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH THỜI CỔ ĐẠI] vô cùng ly kì chúng ta đã có những cái nhìn thực tế về những bằng chứng mà các nhà khoa học đã đưa ra, tiếp sau Season 1 sẽ là loạt Season 2 mời các bạn xem tiếp và có những cái nhìn thực tế về con người về vũ trụ và về nơi mà ta đang sống có những bí ẩn gì mà con người chưa thể giải đáp.....

Những bằng chứng về người ngoài hành tinh cổ đại " PHẦN 2 "

SEASON 2E1: Mysterious places 
(Những địa điểm huyền bí)


SEASON 2E2: Gods and aliens 
(Chúa và người ngoài hành tinh) 


SEASON 2E3: Water World
(Thế giới nước)


SS2E4 Ancient Aliens Underground aliens 
(Thế giới ngầm của người ngoài hành tinh)

SEASON 2E5: Ancient Aliens Aliens and the Third Reich ( Phát Xít Đức và đĩa bay )  

SEASON 2E6: Ancient Aliens Aliens tech 
( Người ngoài hành tinh và công nghệ cao )  

SEASON 2E7: Ancient Aliens Angels And Aliens 
 ( Người ngoài hành tinh và những thiên thần )  

SEASON 2E8: Ancient Aliens Unexplained Structures 
( Người ngoài hành tinh và những cấu trúc không rõ nguyên nhân )  
  
SEASON 2E9: Ancient Aliens Alien Devastations  
( Người ngoài hành tinh tàn phá )  

SESON 2E10: Ancient Aliens Aliens Contacts 
( Người ngoài hành tinh và sự kết nối )

Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Học để làm gì?

Học để làm gì?

Tác giả: T/S Giáp Văn Dương (Tuổi Trẻ 12/11/2013)

Nếu muốn cải cách giáo dục thật sự, trước hết cần làm rõ mục đích của việc học bằng cách trả lời câu hỏi: Học để làm gì?

Học để làm gì ?
ảnh minh họa

 

Con người là một động vật kỳ lạ khi phải dành đến hàng chục năm để đi học mới có thể lo cho cuộc sống của mình ở mức trung bình. Điều này hoàn toàn khác với các động vật khác khi hầu hết đều có thể tự lo cho cuộc sống của mình gần như ngay khi mới ra đời.
Suốt đời đi thi


Việc học không chỉ ngày nay mới có mà có truyền thống lâu đời từ rất xa xưa. Với VN, việc học trở thành một hoạt động chính quy của xã hội xuất hiện ít nhất đã gần 1.000 năm, nếu lấy mốc là khi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng.
Vậy với người xưa: Học để làm gì?
Nhìn vào cách thức tổ chức học tập và thi cử có thể thấy rằng ngày xưa học là để làm quan. Mục đích chính của việc học là để ra ứng thí, nếu đỗ đạt thành ông nghè ông cử sẽ được bổ nhiệm làm quan. Nếu thi rớt chờ khóa sau thi lại. Chính vì thế mới có người suốt đời đi thi, hoặc cả bố cả con đều thi cùng một khóa.
Vì sao vậy? Vì đó là cách thức tiến thân và khẳng định mình nhanh nhất và duy nhất trong xã hội phong kiến với thứ bậc “sĩ, nông, công, thương” được phân định rõ ràng. Đó là một đầu tư lớn, một khát vọng đổi đời cháy bỏng, nhiều khi vượt qua cả các nhu cầu sinh lý thông thường. Vì thế mới có chuyện “chàng chưa thi đỗ thì chưa động phòng”, “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, “võng anh đi trước võng nàng theo sau”…
Chính mục đích học để làm quan này đã chi phối toàn bộ nội dung học tập, thi cử và phương pháp học tập đi kèm. Đơn cử có thể thấy do học để làm quan nên nội dung học chỉ để đi thi. Ngay cả với những người “sôi kinh nấu sử” trong suốt hàng chục năm thì nội dung cũng không vượt quá khỏi bộ Tứ thư, Ngũ kinh và một số kỹ năng thơ phú điển hình. Lý do thật đơn giản: đề thi chỉ xoay quanh các tài liệu và kỹ năng này.
Nếu để ý kỹ hơn sẽ thấy trọng tâm xuyên suốt của việc học thời đó là học ứng xử, tất nhiên là giữa người với người, sao cho phù hợp với trật tự xã hội phong kiến. Chính vì thế mới có khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ ở đây hiển nhiên là về phép tắc ứng xử, nhưng còn văn? Văn ở đây, tức phần nội dung, cũng phần nhiều là nội dung của ứng xử trong các tình huống cụ thể.
Khẩu hiệu này hiện vẫn còn phổ biến trong các trường học. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội, đặc biệt trong ứng xử giữa người và người, lại càng làm cho khẩu hiệu này có thêm lý do tồn tại.
Không biết học để làm gì


Tháng 6 đến 8-2013, tôi có dịp khảo sát bằng cách hỏi trực tiếp các em học sinh từ cấp trung học cơ sở (khoảng 80 em) đến sinh viên đại học (khoảng 100 em), và một số phụ huynh nhân dịp con em họ thi đại học (100 phụ huynh), với câu hỏi “Học để làm gì?”, thì câu trả lời rơi vào các nhóm như sau:
* Không biết học để làm gì. Học vì bố mẹ bảo học. Học vì tất cả mọi người đều như vậy. Học vì không biết làm gì khác. Đây là trường hợp phổ biến với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, chiếm trên 80%, và một phần lớn trong sinh viên, khoảng 50%.
* Học để có công ăn việc làm. Học để kiếm tiền. Đây là câu trả lời phổ biến của sinh viên đại học, chiếm 40-50%, và một phần nhỏ của học sinh phổ thông trung học, khoảng 20-25%.
* Học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc phù hợp, sau này đỡ khổ và giúp đỡ gia đình. Đây là câu trả lời của phần lớn phụ huynh trong kỳ thi đại học vừa rồi, chiếm 80-90%.
* Học để mở mang hiểu biết. Đây là câu trả lời chung trong các nhóm khác nhau, chiếm 5-10%, tùy theo nhóm.
* Học để tự hoàn thiện mình. Đây là câu trả lời của một vài trường hợp cá biệt, tỉ lệ 2-4%, tùy theo nhóm.
Như vậy có thể thấy phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, có địa vị trong xã hội.
Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là không có bất cứ mục tiêu nào.
Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến hơn 95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình.
Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý: vì một đầu tư lớn như vậy về thời gian và tiền bạc mà mục đích lại không rõ ràng. Đấy là với phạm vi của cá nhân và gia đình. Với hệ thống giáo dục liên hệ đến hàng chục triệu người, thì tính hướng đích của hệ thống cũng rất mờ nhạt. Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: để làm gì?
Làm chủ cuộc đời
Học để làm gì thật sự là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, khi chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới, Ủy ban Giáo dục của UNESCO đã công bố một báo cáo có tên “Học tập: kho báu bên trong mỗi người”, trong đó có phần trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?”. Theo UNESCO: học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống với người khác (Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together).
Như vậy, UNESCO đã xây dựng bốn trụ cột cho việc học, và lấy đó làm định hướng cho giáo dục của thiên niên kỷ mới. Cái học để ứng xử của người xưa nay chỉ còn là một phần trong quan niệm của UNESCO: học để chung sống với người khác. Còn quan niệm học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong phụ huynh và sinh viên đại học hiện nay thì cũng chỉ nằm ở một góc khác: học để làm.
Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục. Thậm chí, cái học để biết đã biến dạng thành học để thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cáo lên cấp trên. Điều này dẫn đến một thực tế rất bi hài, nhưng lại là gam màu chủ đạo trong giáo dục hiện thời: học không biết để làm gì, hoặc học để thi nhưng thi rồi cũng không biết để làm gì. Tất cả quay cuồng trong một cơn học và dạy không mục đích, không khai sáng.
Trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?” của UNESCO là một câu trả lời hay, nhưng không phải duy nhất. Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục và trực tiếp trải nghiệm nhiều nền giáo dục khác nhau (VN, Hàn Quốc, Áo, Anh, Singapore), tôi rút ra một điều rằng: học để phát triển được hết năng lực của mỗi cá nhân, và thông qua đó giúp họ làm chủ cuộc đời mình, tìm được ý nghĩa của đời sống mình mới là mục đích của việc học. Khi đã phát triển tốt nhất năng lực của bản thân mình, tìm thấy được ý nghĩa của đời sống mình thì tự động họ sẽ đóng góp cho xã hội như một hệ quả.


GIÁP VĂN DƯƠNG
Nguồn: http://www.gocnhinalan.com/

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Tây Tạng Huyền Bí và Con Mắt Bí Ẩn ( Ê-rơ-nơ Mun-đa-sép )

Từ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt, thậm chí đối lập lẫn nhau.

   
Tây Tạng Huyền Bí và Con Mắt Bí Ẩn ( Ê-rơ-nơ Mun-đa-sép )
buddha eye

Trên thế giới hiện nay ngày càng có nhiều người không những có tư cách khoa học chân chính mà còn có đủ "tố chất" cần thiết để nếu không trở thành một nhà huyền học đích thực thì cũng có thể là một người có khả năng nghiên cứu những vấn đề hóc búa thuộc lĩnh vực huyền bí, nơi mà ánh sáng khoa học, nhất là khoa học hiện theo nghĩa đơn giản là "một hệ thống suy luận hợp lý", không phải luôn luôn có thể soi rọi tới.  
Tây Tạng Huyền Bí và Con Mắt Bí Ẩn ( Ê-rơ-nơ Mun-đa-sép )
MunDaSep (Ê-rơ-nơ Mun-đa-sép)
Chúng ta đang nói đến Ê-rơ-nơ Mun-đa-sép, một nhà bác học lớn người Nga. Rất có thể vì một nhân duyên xa xưa nào đó mà ông đã được chọn trở thành người khai mở cho thế giới đương đại bí ẩn của những ngọn Tuyết sơn trên cao nguyên Tây Tạng, bí ẩn của thành Thiên Đế, của Hoàng kim bản Harachi, của Shambala… Trong các tác phẩm của ông, từ cuốn Chúng ta thoát thai từ đâu với phong cách của một nhà khoa học tầm cỡ thế giới sở hữu trong tay hàng chục phát minh, sáng chế, với tư duy lô gich, sáng tạo, E-rơ-nơ Mun-đa-sép đã đưa ra các góc nhìn rất mới cho hàng loạt câu hỏi lớn của khoa học đương đại về sự hình thành và phát triển của nhân loại.
Tây Tạng Huyền Bí và Con Mắt Bí Ẩn ( Ê-rơ-nơ Mun-đa-sép )
công nghệ HHNK đã phát họa lên khuôn mặt này

Chúng ta thoát thai từ đâu là cuốn sách đầu tiên trong bộ sách mang tính cách mạng của MunDaSep về vũ trụ - sự sống - loài người. Đặc biệt sự sống ở đây bao gồm cuộc sống tâm linh như thước đo cho sự tiến hóa của loài người. Trong phần đầu tiên này, MunDaSep đưa ra và chứng minh các giả thuyết của Bậc Bí Truyền Vĩ Đại Helena Petrovna Blavatsky với nguồn thông tin và kiến thức khổng lồ trong cuốn "Học thuyết bí ẩn" 
sau đây là loạt phóng sự của Mundasep về hình học nhản khoa, và cuộc truy tìm các bí mật ở Tây Tạng

TẬP 1 
 
TẬP 2


ĐỂ XEM THÊM MỜI CÁC BẠN VÀO LINK NÀY ĐỂ ĐỌC TOÀN BỘ NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH CỦA MunDaSep Chúng ta thoát thai từ đâu

Thông tin tác giả
Ernst Muldashev là Viện sỹ, là tiến sĩ y khoa, Giáo sư, Giáo đốc trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên Bang Nga của Bộ Y tế Nga, thầy thuốc Công Huân, huy chương “Vì những cống hiến cho ngành y tế” của LB Nga, chuyên gia tư vấn danh dự của Đại học Tổng Hợp Lu-in-Svin (Mỹ), viện sĩ Viện Hàn Lâm nhãn khoa Mỹ, kiện tướng môn du lịch thể thao, ba lần kiện tướng Liên Bang Xô Viết..., đã nghiên cứu thành công 90 loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng 60 loại nguyên liệu sinh học, đăng trên 400 công trình khoa học, nhận 56 bằng sáng chế của Nga và nhiều nước khác trên thế giới, đã thỉnh giảng và phẫu thuật trên 40 nước, hàng năm giải phẫu từ 600 đến 800 ca mổ mắt phức tạp nhất. Khai sáng phương hướng mới trong y học - phẫu thuật tái sinh (tức phẫu thuật “cấy ghép” mô người), Muldashev là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công và hiện ông tiếp tục nghiên cứu phẫu thuật tái sinh hàng loạt các bộ phận cơ thể người.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Những bằng chứng về người ngoài hành tinh cổ đại " PHẦN 1 "

Phim khoa học - Người ngoài hành tinh thời cổ đại - ANCIENT ALIENS SERIES.

 

Loạt phim cổ điển "Battlestar Galactica" mở màn với lời dẫn: Có những thứ khiến người ta tin rằng sự sống bắt nguồn từ những chủng người ở xa xôi trong vũ trụ...

Điều gì xảy ra nếu sự sống trên Trái Đất là bắt nguồn từ ngoài không gian? Hàng triệu người công nhận giả thuyết về các hình thái sự sống thông minh đã từng thăm viếng Trái Đất từ hàng ngàn năm trước và được người nguyên thủy sùng bái như những đấng thần thánh. Series phim tài liệu đặc biệt này phát lộ những chứng cứ về một siêu chủng tộc tác động lên tiến trình lịch sử của loài người và phát động một cuộc tìm kiếm trải rộng ra toàn thế giới để đi tìm lời giải đáp...


PHẦN 1 TẬP 1: NHỮNG CỔ XE THẦN THÁNH VÀ THẾ GIỚI KHÁC

 

 PHẦN 1 TẬP 2: NHỮNG VỊ KHÁCH 

 

 

PHẦN 1 TẬP 3: SỨ MỆNH 

 

 

PHẦN 1 TẬP 4: CHẠM TRÁN



Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Để Trở Thành Tỷ Phú - T. Harv Eker


Để Trở Thành Tỷ Phú - T. Harv Eker

Để trở thành Tỷ phú là quyển sách ra đời nhằm giúp bạn lưu ý những thay đổi đặc biệt diễn ra trong cuộc sống. Qua đó bạn sẽ được nhận định về cách kiếm tiền và sử dụng tiền của chính mình để quản lý tiền bạc được tốt hơn. Bằng những nguyên tắc làm giàu của mình T.Harv Eker đã trở thành triệu phú chỉ sau hai năm rưỡi. Sau đây DOOL sẽ giới thiệu cho các bạn con đường làm giàu của T.Harv Eker.


Tư tưởng làm giàu

Những tri thức, kỹ năng làm giàu là yếu tố rất quan trọng nhưng tư tưởng làm giàu còn quan trọng hơn. Thử hỏi nếu một người sắm được bộ đồ nghề làm mộc nhưng không biết cách sử dụng thì đã trở thành mộc hay chưa? Đối với việc làm giàu cũng vậy, học hỏi những kiến thức làm giàu, những kế hoạch làm giàu vẫn chưa đủ để thành công. Điều cơ bản là bạn phải thay đổi được chính con người mình sao cho giống với những người đã thành đạt.

Để trở thành Tỷ phú là quyển sách ra đời nhằm giúp bạn lưu ý những thay đổi đặc biệt diễn ra trong cuộc sống. Qua đó bạn sẽ được nhận định về cách kiếm tiền và sử dụng tiền của chính mình để quản lý tiền bạc được tốt hơn. Bằng những nguyên tắc làm giàu của mình T.Harv Eker đã trở thành triệu phú chỉ sau hai năm rưỡi. Sau đây DOOL sẽ giới thiệu cho các bạn con đường làm giàu của T.Harv Eker.

Tư tưởng làm giàu

Những tri thức, kỹ năng làm giàu là yếu tố rất quan trọng nhưng tư tưởng làm giàu còn quan trọng hơn. Thử hỏi nếu một người sắm được bộ đồ nghề làm mộc nhưng không biết cách sử dụng thì đã trở thành mộc hay chưa? Đối với việc làm giàu cũng vậy, học hỏi những kiến thức làm giàu, những kế hoạch làm giàu vẫn chưa đủ để thành công. Điều cơ bản là bạn phải thay đổi được chính con người mình sao cho giống với những người đã thành đạt.

Luôn hướng cho mình tư tưởng làm giàu.

Bạn thử nhìn nhận lại mình xem bạn thuộc loại người như thế nào. Cách suy nghĩ, thói quen, cá tính của bạn ra sao? Bạn có niềm tin hay không và bạn tin vào đâu? Bạn có thực sự tin tưởng chính mình hay không? Cách cư xử của bạn với người khác ra sao và bạn có niềm tin nơi họ hay không? Bạn có nghĩ rằng mình đáng được hưởng giàu sang phú quý hay không? Bạn có đủ sức gạt bỏ những lo lắng, những bất an, những phiền muộn để toàn tâm toàn ý vào công việc hay không?


Hãy nhìn nhận lại khả năng của chính mình.

Những câu hỏi nêu trên nhằm xác định 3 yếu tố then chốt của một tư tưởng làm giàu đó là: cá tính, cách suy nghĩ và niềm tin.

Bạn sẽ thành công hay không và mức độ thành công ra sao đó là nhờ vào 3 yếu tố nội tại này. Stuart Wilde đã từng nói “ hãy phát huy sức mạnh nội tại khi ta đủ sức hấp dẫn, cơ hội sẽ đến với ta. Khi ấy hãy nắm bắt lấy đừng bao giờ bỏ lỡ.”

Tại sao lại phải xây dựng cho mình tư tưởng làm giàu?

Bạn có biết tài sản quý nhất của người giàu là gì không? Không phải tiền bạc. Không phải các mối quan hệ mà chính là tư tưởng làm giàu của họ. Họ không cam chịu nghèo khó. Họ không muốn làm người ít tiền. Họ phải trở lại vị trí người giàu, thành triệu phú, thành tỷ phú. Cho dù hoàn cảnh hiện tại của họ như thế nào, họ vẫn nuôi ý chí trở lại vị trí cao nhất mà trước kia họ đã đạt được. Đối với nhiều người, đạt được tài sản 1 triệu đô đã là thành công, là giàu sang nhưng đối với Donald trump đó là thất bại, là nghèo túng.


Tư tưởng của Donald trump là tư tưởng tỷ phú. Năng lực của ông là năng lực kiếm tiền tỷ. Nói chung ông có một bộ óc tỷ phú. Sự thật là đa số người nghèo không biết phát huy hết tiềm lực của mình. Họ không dũng cảm sửa đổi chính mình. Họ chỉ biết nhìn vào sự nghiệp thành đạt của người khác rồi so sánh với mình để rồi cảm thấy mình quá thua kém.

Có lẽ đúng là thua kém thật, nhưng là thua người khác ở bộ óc làm giàu, ở khả năng kiếm tiền và điều khiển đồng tiền chứ không nên chỉ so sánh ở số lượng tiền mỗi người kiếm được.


Link Download : Bản audio: gồm 3 tập tin


Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

điều kiện tự nhiên ở bên dòng sông huyền thoại AMAZON

 
điều kiện tự nhiên ở bên dòng sông huyền thoại  AMAZON
dòng sông huyền thoại  AMAZON

Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương . Chỗ rộng nhất của sông vào mùa khô khoảng 11 km (6,8 dặm). Vào mùa mưa lũ, chỗ rộng nhất của sông có thể lên đến 40 km (24,8 dặm) và khu vực cửa sông có thể rộng tới 325 km (202 dặm) . Do độ rộng của sông như vậy, người ta còn gọi là sông biển.


Sông Amazon được Francisco De Orellan phát hiện năm 1542, ban đầu nó được đặt tên là Riomar. Con sông Amazon thuộc hàng dài nhất thế giới nằm ở khu vực Nam Mỹ được xác định đã 11 triệu năm tuổi. Nó có hình dạng như hiện nay từ 2,4 triệu năm trước. Đây là kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học tại Đại học Liverpool Anh, Đại học Amsterdam Hà Lan và công ty dầu mỏ quốc gia Brazil Petrobras. Họ đưa ra kết luận này nhờ nghiên cứu những mẫu trầm tích lấy từ hai lỗ khoan ở cửa sông Amazon. Trước nghiên cứu này, độ tuổi chính xác của sông Amazon vẫn là một bí ẩn. Các nhà nghiên cứu vốn không thể xâm nhập vào Amazon 
 
điều kiện tự nhiên ở bên dòng sông huyền thoại  AMAZON
dòng sông huyền thoại  AMAZON

- một cột trầm tích dày tới 10 km - ở con sông này. Công ty Petrobras đã quyết định khoan hai lỗ ở cửa sông Amazon - một cái sâu tới 4,5 km dưới mực nước biển - để lấy trầm tích phục vụ cho nghiên cứu. "Trầm tích của sông cung cấp dữ liệu về khí hậu và địa lý thời cổ đại của khu vực", Jorge Figueiredo - thuộc khoa nghiên cứu đại dương và trái đất Đại học Liverpool - cho biết. "Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp hiểu biết cho chúng ta về địa lý học Nam Mỹ cũng như sự tiến hóa sinh vật biển ở khu vực Amazon và vùng bờ biển Đại Tây Dương". Tuy nhiên, Amazon, dù được xem là dài nhất thế giới, vẫn khá "trẻ" so với nhiều con sông khác trên thế giới. "Sông New ở Bắc Mỹ và Nile ở châu Phi được cho là đã hàng trăm triệu năm tuổi", Carina Hoorn, thuộc Đại học Amsterdam, cho hay.
ÁNH SÁNG TRI THỨC