Rắn hổ mang Ấn Độ là một trong số những loài rắn độc nhất
thế giới, chúng có thể giết người trong thời gian ngắn.
Rắn hổ mang Ấn Độ, còn được gọi là rắn hổ mang đeo kính.
Trong số những người ở Ấn Độ chết vì rắn thì chủ yếu có nguyên nhân từ loài
này.
Rắn hổ mang Ai Cập là loài rắn cực độc. Giới khoa học thường
thấy chúng ở châu Phi và bán đảo Ả Rập. Loài này được xem là một trong những
loài Naja lớn nhất ở châu Phi. Rắn hổ mang Ai Cập trưởng thành có thể dài tới 2
m, thậm chí 3 m.
Rắn lục jerdoni (Protobothrops jerdonii). Loài rắn độc
này có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần. Nọc độc
của chúng sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể, gây phù nề, hoại tử nếu không kịp
chữa trị.
Vipera russelli Formosensis là một phân loài của rắn độc
Viper, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc.
Rắn hổ mang chúa, là loài rắn độc dài nhất thế giới với
chiều dài 5,6 m. Chúng sống chủ yếu ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Nọc độc của rắn hổ
mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh, chúng có thể giết chết người chỉ bằng một
cú cắn.
Loài rắn đen Dendroaspis polylepis, là loài rắn độc dài
nhất châu Phi, với chiều dài thân từ 2,5 đến 3,2 m, thậm chí có những con dài tới
4,45m. Chúng còn là loài rắn nổi tiếng hung hăng. Chúng thường săn mồi vào ban
ngày, chủ yếu là chuột, sóc, thỏ, gà, đôi khi là con rắn nhỏ khác.
Không có nhận xét nào: