Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Một năm ở Tây Tạng ( 2 tập )

đại lễ Phật Giáo Tây Tạng
Tây Tạng (Chữ Tây Tạng: བོད་; Wylie: Bod, phát âm tiếng Tạng: [pʰø̀ʔ]; tiếng Trung: 西藏) là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya, thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, và Lạc Ba, và hiện nay cũng có một lượng đáng kể người Hán và người Hồi sinh sống. Tây Tạng là khu vực có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là 4.900 mét (16,000 ft).

Tây Tạng về mặt văn hóa/lịch sử được thể hiện theo các định nghĩa khác nhau.
Light green.PNG Solid yellow.svg  Khu tự trị Tây Tạng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Red.svg Solid orange.svg Solid yellow.svg  "Đại Tạng"; phạm vi Tây Tạng theo định nghĩa của các nhóm người Tạng lưu vong
Solid lightblue.png Solid orange.svg Light green.PNG Solid yellow.svg  Các khu vực người Tạng theo xác định của chính quyền Trung Quốc
Light green.PNG  Khu vực do Trung Quốc quản lý, Ấn Độ tuyên bố chủ quyền và xem như thuộc về Aksai Chin
Solid lightblue.png  Khu vực Ấn Độ quản lý, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và xem như thuộc về Khu tự trị Tây Tạng
Solid blue.svg  Các khu vực khác về mặt lịch sử nằm trong phạm vi của văn hóa Tạng
Đến thế kỷ thứ 7, Tây Tạng trở thành một đế quốc thống nhất, song nhanh chóng phân liệt thành nhiều lãnh thổ. Phần lớn tây bộ và trung bộ Tây Tạng (Ü-Tsang) thường thống nhất (ít nhất là trên danh nghĩa) dưới quyền các chính quyền nối tiếp nhau ở Lhasa, Shigatse, hay những nơi lân cận; các chính quyền này từng có lúc nằm dưới quyền bá chủ của Mông Cổ và Trung Quốc. Các khu vực Kham và Amdo ở đông bộ thường duy trì cơ cấu chính trị bản địa mang tính phân tán hơn, được chia thành một số tiểu quốc và nhóm bộ lạc, các khu vực này thường phải chịu sự kiểm soát trực tiếp hơn từ Trung Hoa; và hầu hết chúng cuối cùng được hợp nhất vào các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Ranh giới hiện nay của Tây Tạng nhìn chung được thiết lập nên vào thế kỷ 18.[1] Sau khi triều Thanh sụp đổ vào năm 1912, các binh lính Thanh bị giải giáp và được hộ tống ra khỏi Tây Tạng địa phương (Ü-Tsang). Tây Tạng địa phương tuyên bố độc lập vào năm 1913. Sau đó, chính phủ Lhasa đoạt lấy quyền kiểm soát phần phía tây của tỉnh Tây Khang. Khu vực duy trì tình trạng tự quản cho đến năm 1951, khi Quân đội Cộng sản Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, Tây Tạng hợp nhất vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và chính phủ Tây Tạng bị bãi bỏ sau một cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1959.[2] Ngày nay, chính phủ Trung Quốc định ra Khu tự trị Tây Tạng ở tây bộ và trung bộ của Tây Tạng, còn các khu vực phía đông hầu hết thuộc về các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Có những căng thẳng liên quan đến tình trạng chính trị của Tây Tạng[3] trong khi có các nhóm người Tạng lưu vong đang hoạt động.[4]

MỘT NĂM Ở TÂY TẠNG TẬP 1


MỘT NĂM Ở TAY TẠNG TẬP 2  
Loài người định cư trên cao nguyên Tây Tạng ít nhất là từ 21.000 năm trước[11] Các cư dân này phần lớn bị thay thế vào khoảng năm 3000 TCN bởi những người nhập cư thời đại đồ đá mới đến từ miền Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, có một sự "di truyền cục bộ liên tục giữa các cư dân thời đại đồ đá cũ và những cư dân Tạng hiện đại".[11]
Bản văn tiếng Tạng lâu đời nhất xác định văn hóa Tượng Hùng (Zhangzhung) là của một nhóm người nhập cư từ khu vực Amdo đến nơi mà nay là Guge ở tây bộ Tây Tạng.[12] Tượng Hùng được đánh giá là khởi nguồn ban đầu của tôn giáo Bön.[13] Vào thế kỷ 1 TCN, một vương quốc láng giềng nổi lên ở thung lũng Yarlung, và quốc vương Yarlung là Drigum Tsenpo (Chỉ Cống Tán Phổ) cố gắng loại bỏ ảnh hưởng của Tượng Hùng bằng việc trục xuất các giáo sĩ Bön khỏi Yarlung.[14] Ông bị ám sát và Tượng Hùng vẫn tiếp tục tống trị khu vực cho đến khi bị Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố) sáp nhập vào thế kỷ thứ 7.
Trước thời Tùng Tán Cán Bố, các quân chủ Tây Tạng mang tính thần thoại hơn là thực tế, và không có đủ bằng chứng về việc họ có thực sự tồn tại hay không.[15]


Bình luận Facebook

Bình luận Blogspot

Không có nhận xét nào: